Dự án nhằm khuyến khích giới trẻ xem xét và đặt câu hỏi về di sản thuộc địa, cũng như tác động lâu dài của nó ở Việt Nam thông qua các hình thức nghiên cứu và đồng sáng tạo.
I, GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN
-
Giới thiệu dự án re-tellme
Dự án re-tellme là một sáng kiến của Goethe-Institut Hà Nội và Vietnam Global Outreach (V.GO) từ năm 2023, dành cho các bạn trẻ Việt Nam từ 18 đến 26 tuổi. Dự án đặc biệt hướng tới nhóm thanh niên khiếm thính và sinh viên dân tộc thiểu số tại Hà Nội, cùng các đối tượng người trẻ khác có quan tâm tới lịch sử, văn hóa, và kiến trúc.
Dự án nhằm khuyến khích giới trẻ xem xét và đặt câu hỏi về di sản thuộc địa, cũng như tác động lâu dài của nó tại Việt Nam thông qua các hình thức nghiên cứu và đồng sáng tạo.
-
Chủ đề dự án năm 2025
Các khu chợ dân sinh luôn đóng vai trò thiết yếu trong đời sống con người nói chung, đặc biệt là người Việt nói riêng. Chúng biến hóa đa dạng theo từng vùng miền mỗi đất nước và đã trở thành một phần đặc trưng của văn hóa bản địa. Ngày nay, trong một thế giới vẫn được tạo dựng bằng những di sản chính trị, văn hóa, và kinh tế hậu thực dân, bất chấp sự phát triển mạnh mẽ của các đại siêu thị ở các thành phố lớn, các chợ truyền thống nguyên bản dường như vẫn tồn tại mạnh mẽ ở Việt Nam – hay là không?
Dự án re-tellme trở lại trong năm 2025 lấy “Chợ” làm trung tâm và mở ra những câu hỏi về lịch sử, đời sống, tập tục, kinh tế, kiến trúc công cộng… đằng sau đó. “Chợ” – đại diện cho việc phân phối và tiêu thụ thực phẩm, nhưng cũng là một khung cảnh hoạt động cộng đồng thường nhật – được xem xét trong bối cảnh một Việt Nam hậu thuộc địa, đang bước sâu vào thời kỳ toàn cầu hóa.
II, NỘI DUNG DỰ ÁN
-
Các hoạt động chính của dự án
- Làm việc nhóm và cùng phát triển một đề xuất nghiên cứu – thực hành cuối kỳ: Mỗi nhóm sẽ xây dựng một nghiên cứu sáng tạo và một thực hành mang tính ứng dụng cộng đồng tương ứng, dưới sự cố vấn và hướng dẫn của các chuyên gia.
- Các buổi tập huấn, workshop và điền dã cùng các chuyên gia: Các thành viên được học về lịch sử – văn hóa từ góc độ hậu thuộc địa và kiến trúc công cộng, lấy đối tượng nghiên cứu là “Chợ”. Các thành viên cũng được đào tạo cách làm việc nhóm, xây dựng các bài phân tích/nghiên cứu chuyên sâu, và phát triển ý tưởng dự án mang tính ứng dụng.
- Tọa đàm với chuyên gia người Việt Nam và Đức: Điểm mới nổi bật của năm nay là cơ hội trao đổi trực tiếp, mở rộng góc nhìn đa chiều với cả chuyên gia Việt Nam và Đức.
- Trưng bày và thuyết trình tổng kết: Các nhóm cùng xây dựng một không gian trưng bày chuyên nghiệp và thuyết trình về các thành quả cuối kỳ trong một sự kiện giao lưu công khai.
- Làm việc nhóm và cùng phát triển một đề xuất nghiên cứu – thực hành cuối kỳ: Mỗi nhóm sẽ xây dựng một nghiên cứu sáng tạo và một thực hành mang tính ứng dụng cộng đồng tương ứng, dưới sự cố vấn và hướng dẫn của các chuyên gia.
- Quyền lợi dành cho người tham gia
- Học tập hoàn toàn miễn phí với các chuyên gia hàng đầu (bao gồm chi phí tài liệu, học cụ, đi lại và ăn uống trong buổi tập huấn, nếu có).
- Nhận hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, phát triển, và hoàn thiện phần trình bày bài cuối kỳ.
- Nhận chứng chỉ tham gia chương trình có đóng dấu mộc đỏ do Goethe-Institut và V.GO cấp.
- Nhóm có kết quả trình bày tổng kết tốt nhất (theo bình chọn của khán giả và đánh giá của chuyên gia) sẽ được trao giải thưởng.
-
Cách thức và quy trình đăng ký
- Vòng 1: Hoàn thiện mẫu đăng ký tại đây trước ngày 31/07/2025
- Vòng 2: Tham gia phỏng vấn trực tuyến.
- Xác nhận tham gia dự án trước ngày 01/08/2025