Tổng quan:
Việt Nam, một đất nước với nền văn hóa đa dạng và nhiều tầng lớp được hình thành, thay đổi và phát triển liên tục từ thời kỳ này sang thời kỳ khác xuyên suốt bề dày lịch sử hào hùng của dân tộc. Trước sự xâm lăng của nhiều cường quốc trên thế giới, văn hóa ,đời sống của người Việt Nam đã chịu những tác động mạnh mẽ do thời kỳ thuộc địa để lại. Điều đó ảnh hưởng lên tất cả các khía cạnh khác nhau trong văn hóa cũng như đời sống của người Việt Nam và trở thành một phiên bản “Việt Nam” như chúng ta đang chứng kiến ở thời điểm hiện tại. Vậy, văn hóa của chúng ta ngày nay đã trải qua thời thuộc địa như thế nào? Văn hóa Việt Nam có “bị” thay đổi (nói một cách khác “bị thuộc địa hóa hoàn toàn”) hay nó đã tự chuyển mình thành một trạng thái khác? Những câu hỏi trên có lẽ vẫn thiếu không gian và chất liệu để giúp thế hệ trẻ ngày nay thảo luận và khám phá.
Trong giai đoạn thuộc địa, có thể nói chốn đô thị là nơi diễn ra giao thoa văn hóa dữ dội và rõ rệt nhất. Hà Nội, Đà Nẵng, hay TP. Hồ Chí Minh có lẽ là những nơi mà cuộc sống đời thường của một người Việt chịu tác động mạnh mẽ và thay đổi các phương diện trong xã hội cũng như của cá nhân một cách đa dạng. Trong đó:
Qua từng thời kỳ lịch sử, những phương diện này đều thay đổi, chuyển mình và có ảnh hưởng lẫn nhau, đồng thời ảnh hưởng đến cách mà xã hội hiện đại được định hình và thể hiện ra thế giới bên ngoài. Điều này đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp cái nhìn đa chiều về văn hóa, lịch sử và sự phát triển xã hội của Việt Nam trong mối tương quan giữa thời kỳ bị đô hộ và thời điểm hiện tại. Kết hợp khám phá, trải nghiệm và thảo luận ba chủ đề “Kiến trúc đô thị”, “Đời sống thường nhật”, và “Quan niệm thẩm mĩ”, dự án “-r-e-t-e-l-l-m-e-: Hà Nội” mong muốn tạo nên một không gian thân thuộc gần gũi với giới trẻ và bạn bè quốc tế về văn hóa và xã hội Việt Nam đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết và hứng thú tìm hiểu về tác động của lịch sử lên sự phát triển của xã hội trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Mục đích: Dự án “-r-e-t-e-l-l-m-e-: Hà Nội” tập trung vào việc khám phá, tìm hiểu và lan tỏa kiến thức lịch sử và văn hóa Việt Nam. Mục tiêu của dự án là xây dựng môi trường trải nghiệm giúp cung cấp cho giới trẻ, bao gồm tình nguyện viên Quốc tế và Việt Nam, kiến thức và những góc nhìn về quá trình phát triển xã hội Việt Nam. Đồng thời khuyến khích họ tương tác, suy nghĩ và chia sẻ câu chuyện cá nhân cũng như của cộng đồng. Dự án cũng nhằm gợi mở những câu hỏi về chủ đề hậu thuộc địa, góp phần gia tăng nhận thức về bối cảnh đương đại.
Dự án bắt đầu với 3 chủ đề cốt lõi là “kiến trúc đô thị”, “đời sống thường nhật” và “quan niệm thẩm mĩ” tại Hà Nội. Thông qua 03 chủ đề này, dự án mong muốn tạo một không gian gần gũi và thân thuộc giúp người tham gia có cơ hội khám phá, tìm hiểu và so sánh những tác động và thay đổi đối với văn hóa, con người cũng như lối sống ở Việt Nam trước, trong và sau thời kỳ thuộc địa. Điều này sẽ giúp tăng cường hiểu biết và cảm nhận đa chiều về di sản văn hóa cũng như ảnh hưởng của quá khứ đối với xã hội hiện tại.
Ý nghĩa:
Dự án mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung kiến thức lịch sử và văn hóa Việt Nam cho giới trẻ. Nó cung cấp một cơ hội thúc đẩy sự tìm hiểu và hiểu biết chung về lịch sử và quá trình phát triển xã hội, từ đó thúc đẩy tình yêu quê hương và sự tự hào dân tộc. Đồng thời, sự tham gia của các tình nguyện viên quốc tế mang đến góc nhìn và quan điểm đa dạng trong việc so sánh tác động và thay đổi của quá khứ đến hiện tại và tương lai. Dự án cũng khích lệ tư duy sáng tạo, khám phá và đánh giá lại những giá trị văn hóa, và xã hội. Thông qua việc kể lại câu chuyện cá nhân và cộng đồng, tạo cơ hội cho mọi người thể hiện quan điểm và cảm xúc của mình, xây dựng một cộng đồng đa dạng và đoàn kết.
Mục tiêu đầu ra:
Đối tượng hướng tới:
* Thanh niên Việt Nam trên 18 tuổi có hứng thú và quan tâm đến lịch sử, văn hóa, kiến trúc và đời sống của người Việt Nam, có mong muốn khám phá và lan tỏa giá trị lịch sử và văn hóa người Việt ra thế giới.
* Tình nguyện viên Quốc tế đến từ các quốc gia phát triển (Global North) có hứng thú và quan tâm đến lịch sử, văn hóa, kiến trúc và đời sống của người Việt Nam. Mong muốn được khám phá và tìm hiểu sâu hơn về văn hóa lịch sử Việt Nam và lan tỏa giá trị tới cộng đồng giới trẻ Việt.
Khung chương trình dự kiến
Thời gian | Hoạt động | Địa điểm | |
12/10/2023 – 31/10/2023 | Mở đơn đăng ký tham gia | Facebook’s event | |
04/11/2023
(9:00 – 17:00) |
Định hướng và tập huấn:
● Giới thiệu chương trình. Xác định mối quan tâm, các chủ đề và đề bài dành cho sáng kiến thanh niên. ● Tập huấn và thực hành các kỹ năng quản lý và thực hiện dự án
|
Goethe Institute | |
05/11/2023 (9:00 – 12:00) | Workshop tìm hiểu về các chủ đề tại trung tâm Hà Nội
|
● Hoạt động theo nhóm nhỏ: tìm hiểu trên không gian – phố cổ, phố Pháp | Hanoi Old Quarter |
05/11/2023 (14:00 – 17:00) | ● Thảo luận và chia sẻ kiến thức & thông tin từ hoạt động nhóm.
● Hệ thống ý tưởng và xây dựng khung thực hiện cho sáng kiến thanh niên
|
Goethe Institute | |
10/11/2023 (20:00 – 21:30) | Chia sẻ và thảo luận cùng chuyên gia | Goethe Institute | |
11- 25/11/2023 | Coaching weeks | Online/offline (TBC) | |
03/12/2023 | Pitching/presentation of initiative ideas | Goethe Institute | |
04/12/2023 – 27/02/2024 | Implementing approved projects | Online/offline (TBC) | |
10-16/12/2023 | A podcast production:
● Thảo luận và chia sẻ của đại diện các nhóm về các chủ đề đã được trải nghiệm ● Giới thiệu và truyền thông 3 sáng kiến ● Góc nhìn từ chuyên gia |
Online | |
22/12/2023 | Dialogue and showcase (Mở cho công chúng)
● Chia sẻ và thảo luận về 3 chủ đề cùng với các chuyên gia ● Chia sẻ của các thành viên tham gia ● Recap hình ảnh tư liệu hành trình thực hiện dự án (các workshop, field trip, coaching, pitching…) ● Truyền thông giới thiệu về 3 sáng kiến (đang diễn ra)
|
Goethe Institute |
Hình ảnh thực hiện dự án