Thời gian: 19:30 ngày 15 tháng 12 năm 2023

Địa điểm: Viện Goethe Hà Nội – 56-58-60 Nguyen Thai Hoc, Ba Dinh, Dien Bien Ha Noi Hanoi City

Đăng ký tham gia: Link đăng ký

Liên hệ: info@vgo.org.vn hoặc Hotline: +84 338 926 243

Xoay quanh câu chuyện về kiến tạo những thay đổi của thành phố dựa trên cách tiếp cận liên ngành và những hoạt động trải nghiệm và tương tác với chính không gian, câu chuyện lịch sử, con người cùng các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội của thành phố. Buổi trò chuyện “Tôi & Thành phố” nằm trong khuôn khổ dự án “-r-e-t-e-l-l-m-e-: Hà Nội” do Viện Goethe và Tổ chức V.GO tổ chức, tạo không gian mở cho những trao đổi về sự thay đổi của thành phố Hà Nội, những câu chuyện của từ sự thay đổi đó dưới góc nhìn của những thế hệ trẻ cùng sự tham gia của Nhà văn Trương Quý – “Nhà văn của Hà Nội”, chị Hà Yến Chi – Nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành Nhân học văn hóa tại đại học California Riverside (UCR), và Nguyễn Vũ Hải, người thực hành văn hóa xoay quanh nơi chốn và ký ức tại Hà Nội, sẽ mang đến những góc nhìn và thảo luận đa chiều.

Bên cạnh đó, sự kiện cũng sẽ mang lại những góc nhìn mới mẻ của các bạn trẻ Việt Nam và Châu Âu xoay quanh chủ đề “Tôi & Thành phố” thông qua các sáng kiến của họ về cây trong đô thị, chuẩn mực cái đẹp, những biến đổi của lễ hội cũng như trò chơi nhập vai sáng tạo ngược dòng lịch sử.

Buổi trò chuyện mở cho tất cả các công chúng quan tâm tới chủ đề và đặc biệt có cung cấp phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu và song ngữ Anh -Việt.

 


 

Dự án “-r-e-t-e-l-l-m-e-: Hà Nội” do Viện Goethe và Tổ chức V.GO tổ chức là một dự án tập trung vào việc khám phá, tìm hiểu và lan tỏa kiến thức lịch sử và văn hóa Việt Nam trong giới trẻ Việt Nam và bạn bè quốc tế. Mục tiêu của dự án là xây dựng môi trường trải nghiệm giúp cung cấp cho giới trẻ, bao gồm các bạn trẻ Quốc tế và Việt Nam, kiến thức và những góc nhìn về quá trình phát triển xã hội Việt Nam. Đồng thời khuyến khích các thành viên tương tác, suy nghĩ và chia sẻ câu chuyện cá nhân cũng như của cộng đồng. Dự án cũng nhằm gợi mở những câu hỏi về chủ đề hậu thuộc địa, góp phần gia tăng nhận thức về bối cảnh đương đại.

Dự án mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung kiến thức lịch sử và văn hóa Việt Nam cho giới trẻ. Nó cung cấp một cơ hội thúc đẩy sự tìm hiểu và hiểu biết chung về lịch sử và quá trình phát triển xã hội, từ đó thúc đẩy tình yêu quê hương và sự tự hào dân tộc. Đồng thời, sự tham gia của các tình nguyện viên quốc tế mang đến góc nhìn và quan điểm đa dạng trong việc so sánh tác động và thay đổi của quá khứ đến hiện tại và tương lai. Dự án cũng khích lệ tư duy sáng tạo, khám phá và đánh giá lại những giá trị văn hóa, và xã hội. Thông qua việc kể lại câu chuyện cá nhân và cộng đồng, tạo cơ hội cho mọi người thể hiện quan điểm và cảm xúc của mình, xây dựng một cộng đồng đa dạng và đoàn kết.

Dự án đã trải qua 03 giai đoạn:

  1. Tập huấn và cung cấp thông tin thông qua 2 ngày tập huấn và 1 buổi workshop chia sẻ thông tin từ các chuyên gia và diễn giả Nguyễn Vũ Hải, nhà văn Trương Quý và Nghiên cứu sinh Hà Yến Chi.
  2. Định hướng và cố vấn phát triển dự án cho 04 nhóm thành viên tham gia
  3. Thuyết trình và trình bày đề xuất dự án nhóm. 3 dự án được nhận hỗ trợ 90.000.000VND/dự án và 1 dự án được nhận hỗ trợ 20.000.000VND.

Xem thêm thông tin chi tiết về dự án tại đây


[ENGLISH]

·        19:00, Friday, 15.12.2023

·        Goethe-Institut Hanoi, 58 Nguyen Thai Hoc, Ba Dinh

Register to join the talk: Click here

 

This talk revolves around the story of creating changes in the city through different periods of time on three main themes: urban architecture – aesthetic concepts – daily life. Those changes are reflected through familiar things around us.

 

For example, why are these trees planned on the street and not others?

Bread brought to Vietnam in the 19th century by the French and has become internationally visible as a Vietnamese dish. It also has a unique definition in Oxford dictionary. Is it process called “decolonization”?

The underground sewer system also carries stories of French colonial history. How have they been in the city so far? …

And many other materials related to the story of postcolonialism, and decolonization will be mentioned at the event.

The talk will create an open space for discussions about the changes in Hanoi city, where more than 8 million people live, as well as the driving forces behind those changes. A past and present Hanoi: where are the connections and differences? With the presence of Nguyen Truong Quy, “a writer of Hanoi”, Ha Yen Chi, doctoral student majoring in Cultural Anthropology at the University of California Riverside (UCR), and Nguyen Vu Hai, a cultural practitioner around the places and memories of Hanoi, it will bring multidimensional perspectives.

Besides, the event will also bring fresh viewpoints of young Vietnamese and European people around the theme “I & the City” through their initiatives on trees in urban areas, standards of beauty, festival transformations as well as creative role-playing games going back to the history.

The talk is open to all the public interested in the topic and specifically provided with English-Vietnamese translation and sign language interpretation.


[DEUTSCH]

·        19:00, Friday, 15.12.2023

·        Goethe-Institut Hanoi, 58 Nguyen Thai Hoc, Ba Dinh

In dieser Veranstaltung geht es um die historischen Veränderungen in der Stadt Hanoi anhand von drei Hauptthemen: städtische Architektur – ästhetische Konzepte – Alltagsleben. Diese Veränderungen spiegeln sich in vertrauten Dingen um uns herum wider.

Warum sind zum Beispiel diese speziellen Bäume auf der Straße geplant und nicht andere? Brot wurde im 19. Jahrhundert aus Frankreich nach Vietnam gebracht und ist mit der Zeit als vietnamesisches Gericht (Bánh mì) international bekannt geworden. Es hat auch einen eigenen Eintrag im Oxford-Wörterbuch. Wird dieser Prozess “Dekolonisierung” genannt?
Auch das unterirdische Abwassersystem erzählt Geschichten aus der französischen Kolonialgeschichte. Wie haben diese Entwicklungen unsere Infrastruktur verändert? Weitere Alltagsgegenstände, die mit der Geschichte des Postkolonialismus und der Entkolonialisierung zusammenhängen, werden auf der Veranstaltung besprochen und diskutiert.

Die Veranstaltung wird einen offenen Raum für Diskussionen über die historischen Entwicklungen in der Stadt Hanoi mit seinen mehr als 8 Millionen Einwohner*innen sowie über die treibenden Kräfte hinter diesen Entwicklungen schaffen. Ein vergangenes und ein gegenwärtiges Hanoi: Wo sind die Verbindungen und Unterschiede? Mit der Teilnahme von Nguyen Truong Quy, einem Schriftsteller aus Hanoi, Ha Yen Chi, Doktorandin im Fach Kulturanthropologie an der University of California Riverside (UCR), und Nguyen Vu Hai, einem Kulturwissenschaftler, der sich mit den Orten und Erinnerungen von Hanoi beschäftigt, wird die Veranstaltung mehrdimensionale Perspektiven präsentieren.

Darüber hinaus wird die Veranstaltung auch neue Sichtweisen von jungen Vietnames*innen und Europäer*innen zum Thema “Ich und die Stadt” durch Beiträge zu Bäumen in städtischen Gebieten, Schönheitsidealen, Festivalformen sowie kreative Rollenspielen, die auf die Geschichte zurückgehen, einbringen.

Die Veranstaltung steht allen Interessierten offen und wird ins Englische und Vietnamesische übersetzt und in Gebärdensprache gedolmetscht.